Banner top Banner top

Chống nắng và những điều lưu ý

Admin
Thứ Hai, 05/09/2022

1. TIA CỰC TÍM (HAY CÒN GỌI LÀ TIA UV/TIA TỬ NGOẠI) LÀ GÌ?

Chắc hẳn chúng ta thường nghe nhiều về "thuật ngữ" TIA CỰC TÍM / TIA UV / TIA TỬ NGOẠI từ chính bộ môn Vật lý từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay trong cuộc sống hàng ngày đúng không nào? 

Vậy, TIA CỰC TÍM / TIA UV / TIA TỬ NGOẠI là gì và có tác động đến làn da chúng ta như thế nào?

TIA CỰC TÍM / TIA UV / TIA TỬ NGOẠI là sóng điện từ (bước sóng 10 nm - 380 nm) có bước sóng ngắn hơn ánh sáng mắt người nhìn thấy được (bước sóng 380 nm - 700 nm). TIA CỰC TÍM là tổ hợp từ 3 loại tia: UVA, UVB, UVC. Vì UVC bị tầng Ozone hấp thụ 99% mất rồi, chỉ có UVB và UVA đến được mặt đất - nơi chúng ta sinh hoạt hằng ngày, nên ở đây MAY chỉ nói về UVB và UVA.

2. TÁC HẠI CỦA TỪNG LOẠI TIA CỰC TÍM

Khi da người tiếp xúc với UVB, UVB sẽ kích thích quá trình chuyển hóa Melanin (một loại sắc tố da), nguyên nhân làm cho da trở nên tối đi, tạo ra sự rám nắng, gây mất thẩm mỹ với những Nàng thích làn da trắng sáng. Nếu tiếp xúc với cường độ cao, tia UVB sẽ gây nên hiện tượng cháy nắng, làm tăng các nguy cơ bị ung thư da.

Nhưng cũng đừng kỳ thị UVB quá nhé các Nàng, vì UVB cũng là người bạn tốt nếu chúng ta sử dụng UVB đúng cách. Chỉ cần tiếp xúc UVB tối thiểu 15 phút mỗi ngày, sẽ giúp tổng hợp Vitamin D trong cơ thể chúng ta, giúp xương chắc khỏe.

Còn UVA - kẻ thù đích thực của làn da, đây là tia mang hàm lượng bức xạ cực tím nhiều nhất (Chiếm tới 97%), do đó chúng dễ dàng xuyên thủng tầng Ozone bảo về trái đất. Chính vì vậy, UVA là tia có hại nhất, dễ dàng xâm nhập vào tầng hạ bì của da chúng ta - như cái cách nó xuyên qua tầng Ozone vậy - và phá hủy lớp Collagen, khiến da dần yếu đi và nhanh chóng lão hóa, nám da v.v...

Để phòng chống tình trạng da bị tàn phá do TIA CỰC TÍM gây nên, các loại Kem chống nắng ra đời. Với các chỉ số lọc tia UV như PA/SPF, thực sự là một lớp màng bảo vệ da chúng ta khỏi tác nhân môi trường, cụ thể là TIA CỰC TÍM.

Các thông tin về chỉ số PA/SPF:

  • PA+ - Khả năng lọc UVA khoảng 40-50%, duy trì 2 - 4 tiếng.
  • PA++ - Khả năng lọc UVA khoảng 60-70%, duy trì 4 - 8 tiếng.
  • PA+++ - Khả năng lọc UVA khoảng 90%, duy trì 8 - 12 tiếng.
  • PA++++ - Khả năng lọc UVA khoảng 95%, duy trì 16 tiếng.
  • SPF 15 - Khả năng lọc UVB khoảng 93%, duy trì khoảng hơn 2 tiếng.
  • SPF 30 - Khả năng lọc UVB khoảng 96%, duy trì khoảng 5 tiếng.
  • SPF 50 - Khả năng lọc UVB khoảng 98%, duy trì khoảng hơn 8 tiếng.
  • SPF 75 - Khả năng lọc UVB khoảng 99%, duy trì khoảng hơn 12 tiếng.
  • SPF 100 - Khả năng lọc UVB 99,99%, duy trì khoảng hơn 16 tiếng.

*Tips: Chỉ số PA/SPF phù hợp do da mặt sẽ rơi vào khoảng PA+++ / SPF 50 trở xuống, vì chỉ số cao quá sẽ gây khô da mặt.

3. SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG NHƯ THẾ NÀO?

Sử dụng Kem chống nắng vừa đủ để không lãng phí, cũng như kem có thể thẩm thấu tốt hơn lên da, tránh gây tình trạng bí da do lớp kem quá dày.

Liều lượng thích hợp: 

Toàn thân: khoảng 25 - 30 gram Kem chống nắng

Mặt: Khoảng 1 - 2 gram Kem chống nắng

Tùy từng loại da mà chúng ta chọn cho mình loại Kem chống nắng thích hợp, tránh bị phản tác dụng dẫn đến tình trạng kích ứng lên da (nhất là da mặt), dị ứng, nổi mụn, lỗ chân lông to...

Thời gian thoa Kem chống nắng trước khi ra đường cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Nên thoa trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 20 - 30 phút.

Các Nàng đừng nghĩ rằng, ngày nào râm mát vì TIA CỰC TÍM không hoạt động nhé, SAI RỒI ĐÓ! TIA CỰC TÍM là loại tia có bước sóng mà mắt thường không thể nhìn thấy được, và TIA CỰC TÍM vẫn có thể phản xạ qua hơi nước, kính và kim loại, nên là dù cho ngày râm mát, không có ánh nắng mặt trời thì các TIA CỰC TÍM này vẫn hoạt động và lăm le, chực chờ để xâu xé làn da của các Nàng đó, đừng quên sử dụng Kem chống nắng cho cả những ngày không có nắng nhé!

Nếu chẳng may chúng ta bị thương trên cơ thể, hay vừa mới nặn mụn xong, còn rươm rướm máu, đừng dại gì thoa Kem chống nắng lên các vết thương hở này nhé. Bản chất Kem chống nắng cũng vẫn là hóa chất, và hóa chất thì sẽ làm các vết thương hở trên cơ thể chúng ta càng thêm tồi tệ và lâu lành lại hơn thôi, tệ hơn là bị nhiễm trùng hoặc viêm loét vết thương. Và tất nhiên là né cả vùng niêm mạc mắt ra nữa nhé!

Viết bình luận của bạn